THÔNG BÁO
Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường Cẩm Thượng, khóa XXII-nhiệm kỳ 2021-2026
31/10/2022 04:59:59

ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG CẨM THƯỢNG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 205/QĐ-UBND

Cẩm Thượng, ngày 16 tháng 7 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân

phường Cẩm Thượng, khóa XXII -nhiệm kỳ 2021-2026

ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG CẨM THƯỢNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quy chế số 28-QC/ĐU ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Đảng ủy phường về Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ phường Cẩm Thượng khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Xét đề nghị của Văn phòng Thống kê phường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2021-2026.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân, Trưởng các ngành, Trưởng ban thanh tra nhân dân, các ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- UBND TP. Hải Dương (Để BC);

- TT Đảng ủy – TT HĐND phường;

- Như Điều 3;

- Đảng ủy - HĐND phường;
- Các ban ngành có liên quan;

- Lưu: VT.

 
 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Đinh Văn Tuyến

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

PH­ƯỜNG CẨM THƯỢNG


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cẩm Thượng, ngày 16 tháng 7 năm 2021

QUY CHẾ LÀM VIỆC

Của Ủy ban nhân dân ph­ường Cẩm Thượng, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Ban hành kèm theo QĐ số 205 /QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2021

của UBND phường Cẩm Thượng)


CHƯƠNG I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối t­ượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, quan hệ công tác, cách thức và quuy trình giải quyết công việc, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ của UBND phường, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND phường và các công chức chuyên môn và các Khu dân cư của UBND phường.

2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân, cán bộ công chức và cán bộ không chuyên trách, cán bộ hợp đồng,Tr­ưởng khu dân cư­, các tổ chức và cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dân phư­ờng chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân ph­ường

1. Ủy ban nhân dân ph­ường Cẩm Thượng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND phường, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân phường; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể Ủy ban nhân dân.

Ủy ban nhân dân phường quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền. Mọi hoạt động, quyết định của UBND phường, thành viên Ủy ban nhân dân phường phải tuân thủ các quy định của pháp luật và sự lãnh đạo của Đảng ủy, giám sát của HĐND phường, bảo đảm tập trung dân chủ, tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

2. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, mỗi việc chỉ giao một người chủ trì và chịu trách nhiệm từ triển khai đến khi hoàn thành cả về tiến độ và chất lượng, đảm bảo nguyên tắc 3 không (không nói không – không nói khó – không nói có mà không làm); 4 có (có chỉ huy trực tiếp – có lực lượng thực hiện – có phương tiện phục vụ - có nguồn lực bảo đảm); 05 rõ (rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm); 6 dám (dám nghĩ – dám làm – dám chịu trách nhiệm – dám nói – dám đột phá sáng tạo – dám đương đầu với khó khăn, thử thách). Cấp trên không làm làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại. Trong đó, chú trọng đến việc xác định trách nhiệm cá nhân đối với các công việc chưa đáp ứng yêu cầu hoặc để xảy ra vi phạm.

3. Tuân thủ pháp luật, độ mật của thông tin, văn bản, văn hóa công vụ và Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ phường, Quy chế làm việc của UBND phường. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

4. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ công tác của mình trước UBND phường, Chủ tịch UBND phường và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường trước Đảng ủy, HĐND phường và cơ quan Nhà nước cấp trên. Sự phối hợp giữa các công chức chuyên môn là sự phối hợp hiệu quả vì trách nhiệm và công việc chung của phường, không vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà gây cản trở tiến độ, chất lượng công việc.

5. Bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, công chức theo từng vị trí việc làm.

6. Đảm bảo tính đoàn kết, dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Cán bộ, công chức, người lao động được quyền trình bày ý kiến, đề xuất những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến. Ý kiến bảo lưu có thể được phản ánh lên cấp trên nhưng không được tuyên truyền, phổ biến ra bên ngoài.

7. Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, xử lý, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Hướng đến việc xây dựng chính quyền điện tử, gửi, nhận văn bản điện tử và họp không giấy tờ.

8. Cán bộ, công chức phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, từng b­ước hoạt động của Uỷ ban nhân dân ph­ường ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.

CHƯƠNG II:

TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI,CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân ph­ường

1. UBND phường giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.

a)Uỷ ban nhân dân phường thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 28, Điều 56 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định.

b) Trong trường hợp cần thiết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật tổ chức chính quyền địa phương và trong trường hợp pháp luật có quy định khác, UBND phường có thể ủy quyền cho cán bộ, công chức chuyên môn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.

c) Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND và Quy chế làm việc của UBND phường.

d)Những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực; các Báo cáo, Đề án hoặc vấn đề đột xuất quan trọng, cần thiết khác theo quyết định của Chủ tịch UBND phường.

e)UBND phường căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, Chỉ thị văn bản chỉ đạo của Thành phố, Đảng ủy và tình hình thực tế của phường để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

2. Điều hành giải quyết công việc của UBND phường:

a)Thảo luận và Quyết định theo đa số từng vấn đề tại phiên họp của UBND phường thường kỳ hoặc phiên họp chuyên đề hoặc để giải quyết công việc phát sinh đột xuất;

b)Chỉ thực hiện việc gửi phiếu xin ý kiến các thành viên UBND đối với vấn đề do thời gian gấp và đã có chỉ đạo rõ, cụ thể của cấp trên hoặc vấn đề Chủ tịch UBND phường thấy không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể (và chịu trách nhiệm về quyết định của mình).

Cách thức thực hiện: Chủ tịch UBND phường giao Văn phòng gửi toàn bộ hồ sơ và Phiếu xin ý kiến đến từng công chức chuyên môn của UBND phường (một số nội dung không bảo mật có thể gửi qua email cá nhân, hộp thư công vụ). Các công chức của UBND cho ý kiến và gửi Phiếu về Văn phòng theo thời hạn do Chủ tịch UBND phường ấn định. Sau thời hạn đó mà không có ý kiến tham gia thì coi như công chức UBND đó đồng ý, Văn phòng tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND phường theo hướng:

- Nếu trên 50% số công chức UBND đồng ý, Văn phòng trình Chủ tịch UBND quyết định và báo cáo kết quả với UBND phường trong phiên họp gần nhất.

- Nếu trên 50% số công chức UBND không đồng ý, Văn phòng báo cáo Chủ tịch UBND quyết định việc đưa vấn đề ra phiên họp UBND phường gần nhất để thảo luận thêm.

Trường hợp số tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch UBND phường.

Các công chức chuyên môn UBND phường được thảo luận dân chủ và có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải thực hiện quyết định của UBND phường.

Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân ph­ường

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân ph­ường là ng­ười đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân ph­ường, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cùng tập thể UBND phường chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND phường trước pháp luật, trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân phường và trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố.

Là người phát ngôn chính thức của UBND phường với các cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông; thực hiện việc tiếp công dân theo quy định; phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, Thường trực HĐND phường tổ chức tiếp công dân. Tùy theo yêu cầu của công việc Chủ tịch UBND phường bố trí số lần tiếp dân trong tháng, nhưng ít nhất mỗi tuần Chủ tịch UBND phường phải bố trí thời gian để trực tiếp tiếp công dân 02 ngày.

2. Có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết các công việc và quyết định những vấn đề quy định tại Điều 29, Điều 57, Điều 121 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những vấn đề khác mà pháp luật quy định.

3. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc quan trọng, các vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường. Chủ tịch UBND phường quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ủy viên Ủy ban nhân dân, các cán bộ, công chức phường.

4. Cách thức chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND phường

a)Trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc theo thẩm quyền bằng mệnh lệnh hoặc văn bản hành chính

Trong trường hợp này các công việc, nhiệm vụ phát sinh thuộc phạm vi công chức chuyên môn nào thì cá nhân đó chủ động tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND phường đầy đủ các nội dung, đảm bảo đúng thẩm quyền và trình tự theo quy định của pháp luật.

Đối với công việc phát sinh đột xuất cần giải quyết ngay xảy ra trên địa bàn phường, các công chức chuyên môn chủ động tham mưu hoặc phối hợp với các ngành, các khu dân cư báo cáo trực tiếp Chủ tịch UBND phường quyết định. Trường hợp cần thiết Chủ tịch UBND triệu tập ngay cuộc họp hội ý lãnh đạo và quyết định theo thẩm quyền.

b)Chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc thông qua Phó Chủ tịch UBND phường, thông qua Ủy viên UBND và các công chức chuyên môn của UBND phường, các Khu dân cư.

Khi vắng mặt, Chủ tịch UBND phường có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch UBND phường giải quyết.

Đối với các nhiệm vụ, công việc phát sinh thuộc lĩnh vực Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách thì ngoài việc giao nhiệm vụ cho các công chức chuyên môn tham mưu, Chủ tịch UBND phường còn phân công Phó Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc thực hiện.

5. Chỉ đạo, điều hành qua hình thức giao ban trao đổi thông tin qua điện thoại, thư điện tử, nhóm mạng xã hội

Tại cuộc họp giao ban, cuộc họp làm việc với các ngành, các công chức chuyên môn, các khu dân cư, lãnh đạo UBND phường chỉ đạo, phân công trực tiếp nhiệm vụ cho các lĩnh vực. Các lĩnh vực có trách nhiệm lĩnh hội đầy đủ ý kiến chỉ đạo và triển khai thực hiện.

Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ph­ường

1. Phó Chủ tịch UBND phường giải quyết công việc theo nguyên tắc sau:

a) Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường được Chủ tịch UBND phường phân công phụ trách và chịu trách nhiệm người đứng đầu về tiến độ, chất lượng ở lĩnh vực công tác trước UBND, Chủ tịch UBND phường; chỉ đạo, xử lý công việc cụ thể trong một số lĩnh vực công tác của UBND phường.

b)Trong phạm vi lĩnh vực công việc được giao, Phó Chủ tịch UBND phường được thay mặt Chủ tịch UBND phường khi giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND phường về những quyết định của mình.

c)Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND phường và trước pháp luật về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân phường và Uỷ ban nhân dân thành phố. Đối với những vấn đề v­ượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch UBND phư­ờng quyết định.

d)Khi giải quyết công việc nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của các thành viên khác thì chủ động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định.

2. Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Chủ tịch UBND phường có trách nhiệm và quyền hạn:

a)Chủ trì kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo công chức chuyên môn thuộc UBND phường, các khu dân cư trong việc tổ chức thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Nghị quyết của HĐND phường, Quyết định, Chỉ thị của UBND, Chủ tịch UBND phường, chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về lĩnh vực phân công.

b)Các công chức môn có trách nhiệm báo cáo nội dung công việc để Phó Chủ tịch chỉ đạo, điều hành và báo cáo kết quả với Chủ tịch UBND phường.

c)Chủ trì và xử lý những vấn đề phối hợp và xem xét, giải quyết những kiến nghị thuộc UBND phường, các khu dân cư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND phường trong phạm vu được phân công.

d)Tham dự đầy đủ các phiên họp của UBND phường; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của UBND phường. Chấp hành và thực hiện những công việc khác do Chủ tịch UBND phường giao.

3. Những vấn đề Phó Chủ tịch UBND phường phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch trước khi quyết định:

a)Trong lĩnh vực phụ trách giải quyết những vấn đề quan trọng, nhạy cảm, đột xuất, dễ gây tác động, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, thông tin dư luận trên địa bàn phường.

b)Hàng tuần Phó Chủ tịch tổng hợp tình hình công việc mình phụ trách báo cáo Chủ tịch UBND phường.

Trường hợp đặc biệt, trong cùng một thời điểm có nhiều việc cần thiết phải giải quyết thuộc một lĩnh vực thì Phó Chủ tịch UBND phường thực hiện theo sự phân công trực tiếp của Chủ tịch UBND phường.

Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các thành viên Ủy ban nhân dân ph­ường

1. Uỷ viên Uỷ ban nhân dân phư­ờng chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đ­ược phân công trư­ớc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phư­ờng; cùng Chủ tịch và Phó chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân tr­ước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân phư­ờng và Uỷ ban nhân dân thành phố; nắm tình hình, báo cáo kịp thời với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phư­ờng về lĩnh vực công tác của mình và các công việc khác có liên quan.

2. Tham dự đầy đủ các phiên họp của UBND, xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền, lĩnh vực mình phụ trách. Đối thoại và trả lời các ý kiến, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

3. Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực đ­ược phân công trên địa bàn; chủ động đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt công việc đó.

4. Phối hợp công tác với các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, các cán bộ, công chức có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của UBND thành phố để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ph­ường giao.

Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các công chức chuyên môn phường

1. Các công chức chuyên môn của phường chịu trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật, nhiệm vụ của UBND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường giao và báo cáo trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực phụ trách.

a)Chủ động tham mưu, đề xuất ý kiến, nhiệm vụ giải pháp của UBND phường, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường các chủ trương, chính sách, cơ chế, chương trình, kế hoạch hành động, các quyết định hành chính thuộc thẩm quyền của UBND phường, Chủ tịch UBND phường trong và ngoài lĩnh vực mình phụ trách, chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ các văn bản do mình chủ trì soạn thảo, báo cáo. Chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật, các nhiệm vụ được UBND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND phường giao và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực mình phụ trách; sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 và hòm thư công vụ.

b)Các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Quy chế; phân công công việc theo nguyên tắc 3 không, 4 có, 5 rõ, 6 dám. Kết quả giải quyết công việc được giao là cơ sở để đánh giá, nhận xét hàng năm, xử lý trách nhiệm.

Đối với công việc, nhiệm vụ được giao mà không hoàn thành, chậm hoàn thành, hoàn thành không đảm bảo chất lượng yêu cầu được Chủ tịch UBND phường hoặc Lãnh đạo Đảng ủy nhắc nhở bằng văn bản, nếu có 03 lần nhắc nhở trong một năm sẽ xem xét theo hướng không hoàn thành nhiệm vụ, cùng với việc báo cáo với cấp trên phân công công tác khác ở vị trí thấp hơn phù hợp với năng lực.

2. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao, sâu sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để xin ý kiến.

3. Tuân thủ quy chế làm việc của cơ quan, chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch UBND; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan.

4. Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ công chức khác. Trong trường hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ động phối hợp và báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch xử lý.

5. Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác lâu dài của UBND phường; thực hiện chế độ báo cáo đảm bảo kịp thời, chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ tịch UBND phường.

6. Lập hộp thư điện tử công vụ riêng để nhận, gửi thông tin, tài liệu, giấy mời họp, chương trình công tác, trao đổi ý kiến về công việc có liên quan.

7. Ngoài công việc chính mỗi cán bộ,công chức được phân công trực tiếp theo dõi khu dân cư. Cán bộ, công chức theo dõi khu dân cư có nhiệm vụ giữ mối liên hệ giữa UBND phường với các khu dân cư và cấp uỷ cơ sở;

- Hàng tháng các cán bộ, công chức được phân công theo dõi khu dân cư phải chủ động sắp xếp thời gian làm việc với cơ sở, kịp thời phản ánh tình hình và đề xuất những việc cần làm ngay với Chủ tịch; tham dự các cuộc họp ở khu dân cư khi cần thiết và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định (nộp báo cáo về Văn phòng UBND phường ngày 25 hàng tháng).

- Khi đi họp ở thành phố và các ngành liên quan về phải báo cáo với Chủ tịch UBND phường nội dung cuộc họp và tham mưu, đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện công tác do cấp trên phổ biến, triển khai.

- Nghỉ 01 buổi hoặc từ 01 ngày trở lên phải báo cáo bằng văn bản và chỉ được phép nghỉ khi có sự đồng ý phê chuẩn của Chủ tịch UBND phường.

8. Thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân ph­ường giao.

Trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ, căn cứ hiệu quả công việc ở mỗi bộ phận chuyên môn, Chủ tịch UBND phường sẽ điều chỉnh, phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ, công chức ở bộ phận đó để đảm bảo đáp ứng yêu cầu hiệu quả công việc đạt mức cao nhất.

Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ không chuyên trách phường, trưởng khu dân cư

1. Cán bộ không chuyên trách chịu trách nhiệm trước UBND và Chủ tịch UBND phường về nhiệm vụ chuyên môn được Chủ tịch phân công.

2. Trưởng khu dân cư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường về mọi mặt hoạt động của khu dân cư; tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công tác trên địa bàn; thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách; đề xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị của công dân, tổ chức, khu dân cư.

Điều 9. Quan hệ công tác của UBND phường

1. Ủy ban nhân dân phường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, có trách nhiệm chấp hành mọi văn bản của Thành ủy, HĐND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố;

2. UBND phường giữ mối liên hệ thường xuyên với đại biểu Tỉnh, thành phố ứng cử trên địa bàn phường; giải quyết hoặc chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu HĐND Tỉnh, đại biểu HĐND thành phố chuyển đến. Khi có yêu cầu, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường tham dự và chỉ đạo các công chức chuyên môn cùng tham dự các buổi tiếp xúc cử tri, khảo sát tình hình thực tế ở địa phương của đại biểu tỉnh, đại biểu HĐND thành phố để tiếp thu xử lý những vấn đề liên quan.

3. UBND phường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy. Trên cơ sở Nghị quyết, chủ trương của Đảng ủy, UBND phường tiến hành cụ thể hóa thành các Chương trình, Kế hoạch trên từng lĩnh vực, sau đó điều hành việc tổ chức thực hiện và báo cáo theo quy định.

4. Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm thực hiện nghị quyết của HĐND và chịu sự giám sát của HĐND phường; phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND phường trong việc chuẩn bị chương trình, nội dung làm việc của kỳ họp HĐND phường, các báo cáo trình HĐND phường; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực hiện Nghị quyết của HĐND phường về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của phường; nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri, của HĐND phường, các ban HĐND; trả lời chất vấn của đại biểu HĐND phường;

5. Uỷ ban nhân dân phường phối hợp chặt chẽ với UB MTTQ phường và các tổ chức chính trị, xã hội chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền; tạo điều kiện để UB MTTQ phường và các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của UBND. Xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Ủy ban MTTQ phường và các tổ chức chính trị - xã hội. Chủ tịch UB MTTQ phường và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở phường được mời tham dự các phiên họp của UBND phường khi bàn về các vấn đề có liên quan.

6. Uỷ ban nhân dân phường có mối quan hệ hành chính với cấp trên.

UBND phường phải chấp hành các Chỉ thị, Quyết định và các văn bản khác của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố trong quá trình điều hành hoạt động của mình; chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, về trách nhiệm quản lý nhà nước theo địa bàn, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho các công chức chuyên môn của UBND phường; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của UBND phường, xin ý kiến UBND phường, Chủ tịch UBND phường, Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách đối với những vấn đề quan trọng đột xuất.

CHƯƠNG III

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC

Điều 10. Các loại chương trình công tác

Ủy ban nhân dân phường có các chuyên đề công việc, chương trình công tác năm, quý, tháng của UBND phường.

Chương trình công tác năm của UBND phường gồm: những nhiệm vụ, giải pháp của UBND trên các lĩnh vực công tác năm, các báo cáo, kế hoạch…. thuộc phạm vi quyết định, phê duyệt của UBND, Chủ tịch UBND phường hoặc trình HĐND phường, UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố trong năm.

Chương trình công tác quý là cụ thể hóa chương trình công tác năm được quy định thực hiện trong năm theo từng quý và những công việc bổ sung, điều chỉnh cần giải quyết trong quý. Chương trình công tác của 2 quý liền nhau có thể được tổng hợp xây dựng thành chương trình công tác 6 tháng để đảm bảo khoa học và không trùng lặp.

Chương trình công tác tháng bao gồm: nội dung phiên họp thường kỳ của UBND phường .

Điều 11. Trình tự xây dựng chương trình công tác

1. Chương trình công tác năm:UBND phường thảo luận và thông qua chương trình công tác hàng năm vào kỳ họp tổng kết cuối năm. Căn cứ vào chương trình công tác năm, Chủ tịch UBND phường xác định chương trình công tác hàng tháng, quý và 6 tháng cuối năm.

2. Chương trình công tác 6 tháng cuối năm:Chương trình công tác 6 tháng, cuối năm của UBND phường phải xác định rõ nội dung chính, người phụ trách.

Điều 12. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác

Hàng tháng, quý, 6 tháng và một năm, các cán bộ, công chức phường rà soát, kiểm điểm việc thực hiện các nội dung công việc đã ghi trong chương trình công tác, báo cáo UBND phường (qua Văn phòng) về tiến độ, kết quả xử lý, công việc còn tồn đọng, hướng xử lý tiếp theo; đồng thời điều chỉnh, bổ sung các công việc trong thời gian tới.

CHƯƠNG IV:

QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯ­ỜNG

Điều 13. Quan hệ với Uỷ ban nhân dân thành phố và cơ quan chuyên môn của thành phố

1. Uỷ ban nhân dân phư­ờng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, có trách nhiệm chấp hành mọi văn bản của Thành ủy, HĐND, UBND và Chủ tịch UBND thành phố.

Trong chỉ đạo điều hành, khi gặp những vấn đề vư­ợt quá thẩm quyền hoặc chư­a đư­ợc pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân phư­ờng phải báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình với Uỷ ban nhân dân thành phố và cơ quan chuyên môn của thành phố theo quy định hiện hành về chế độ thông tin báo cáo.

2. Uỷ ban nhân dân ph­ường chịu sự chỉ đạo, hư­ớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thành phố trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn của thành phố trong đào tạo, bồi d­ưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

Uỷ ban nhân dân phư­ờng bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu theo dõi các lĩnh vực công tác theo chuyên môn của thành phố, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chuyên môn thành phố.

Điều 14. Quan hệ với Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong phư­ờng

1. Quan hệ với Đảng ủy ph­ường

1.1. Ủy ban nhân dân ph­ường chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy ph­ường trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà n­ước cấp trên.

1.2. Ủy ban nhân dân ph­ường định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và chủ động đề xuất với Đảng ủy phư­ờng phương hướng, nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa ph­ương; đột xuất báo cáo những nhiệm vụ quan trọng, những vấn đề lớn, mới, phức tạp nhất là các lĩnh vực về kinh tế-xã hội, thu chi ngân sách, quản lý đô thị...; có kế hoạch đào tạo, bồi dư­ỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ, Đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ, công tác chính quyền.

2. Quan hệ với Hội đồng nhân dân ph­ường:

2.1. Ủy ban nhân dân phư­ờng chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, báo cáo trư­ớc Hội đồng nhân dân, phối hợp với Th­ường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân ph­ường, xây dựng các đề án trình Hội đồng nhân dân ph­ường xem xét, quyết định; cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân phư­ờng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Đại biểu Hội đồng nhân dân.

2.2. Các thành viên Ủy ban nhân dân phư­ờng có trách nhiệm trả lời các chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân; khi đ­ược yêu cầu phải báo cáo giải trình về những vấn đề có liên quan đến công việc do mình phụ trách.

2.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân ph­ường th­ường xuyên trao đổi, làm việc với Thư­ờng trực Hội đồng nhân dân để nắm tình hình, thu thập ý kiến của cử tri; cùng thường trực Hội đồng nhân dân phư­ờng giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

3. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong phường:

Ủy ban nhân dân phư­ờng phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả; định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy cần thiết thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa ph­ương và các hoạt động của Ủy ban nhân dân cho các tổ chức biết để phối hợp, vận động tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đ­ường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Nhà n­ước.

4. Giữa Ủy ban nhân dân với Thanh tra nhân dân ph­ường

Ủy ban nhân dân ph­ường có trách nhiệm:

1. Thông báo kịp thời cho Ban thanh tra những chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phư­ờng; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân.

3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; xử lý nghiêm minh ng­ười có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân phường với các trưởng khu dân cư

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phân công các thành viên UBND phụ trách, chỉ đạo, nắm tình hình các khu dân cư. Hàng tháng các thành viên của UBND làm việc với trưởng khu dân cư để nghe phản ánh tình hình, kiến nghị và giải quyết các khiếu nại của nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.

2. Trưởng khu dân cư phải thường xuyên liên hệ với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư chi bộ để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường để triển khai thực hiện; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trưởng khu dân cư kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tình hình mọi mặt của khu phố, đề xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

CHƯƠNG V:

CÁC CUỘC HỌP, PHIÊN HỌP, HỘI NGHỊ CỦA UBND PHƯỜNG

Điều 15. Các cuộc họp, hội nghị của UBND phường, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND phường

1. Các cuộc họp, hội nghị của UBND phường, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các thành viên UBND phường bao gồm:

a)Phiên họp thường kỳ UBND phường được tổ chức mỗi tháng một lần trong khoảng thời gian từ 01 đến ngày 05 hàng tháng và thực hiện theo điều 113 của Luật tổ chức chính quyền địa phương;

b)Các hội nghị triển khai, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phường và ngân sách nhà nước và các hội nghị chuyên đề;

c)Các cuộc họp giao ban của Chủ tịch UBND phường với Đảng ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ phường, các ngành, các Khu dân cư (Khi được mời).

d)Các cuộc họp giao ban hàng tuần;

đ)Các cuộc họp để xử lý công việc thường xuyên của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường.

e)Cuộc họp do thành viên UBND phường chủ trì, xử lý công việc thuộc lĩnh vực phụ trách và do Chủ tịch UBND phường giao hoặc ủy nhiệm.

g)Các công việc cần thiết khác theo đề xuất của công chức UBND phường.

2. Quy định dự họp, hội nghị: các đại biểu được mời dự họp, hội nghị cần chấp hành nghiêm về thời gian, đúng và đủ thành phần.

3. Khi Kết luận các cuộc họp, hội nghị cần giao rõ các ngành, các công chức chịu trách nhiệm thực hiện và thời gian hoàn thành.

Điều 16. Thành phần dự phiên họp UBND phường

1. Chủ tịch UBND phường chủ trì phiên họp, đảm bảo thực hiện chươngtrình phiên họp và những quy định về phiên họp. Trường hợp Chủ tịch UBND vắng mặt thì ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch phường chủ trì phiên họp.

2. Phiên họp UBND phường chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên UBND tham dự.

3. Đại biểu mời tham dự phiên họp của UBND phường:

a)Chủ tịch UBND phường quyết định việc mời đồng chí Thường trực Đảng ủy họp nội dung có liên quan đến phiên họp;

b)Thường trực HĐND phường;

c)Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường, trưởng các ngành, đoàn thể, Công an, Y tế, Trường học tham dự phiên họp UBND phường khi bàn về các vấn đề có liênquan;

d)Bí thư Chi bộ, Trưởng khu dân cư và các đại biểu khác mời tham dự phiên họp UBND phường khi bàn về các vấn đề có liên quan;

CHƯƠNG VI:

QUẢN LÝ VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

Điều 17. Quản lý văn bản

1. Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều phải qua Văn phòng Uỷ ban nhân dân ph­ường để vào sổ đăng ký và chuyển đến các địa chỉ, ngư­ời có trách nhiệm giải quyết. Các văn bản đóng dấu hoả tốc, khẩn, phải chuyển ngay khi nhận đ­ược.

2. Đối với những văn bản của Uỷ ban nhân dân, Văn phòng Uỷ ban nhân dân phường phải ghi đầy đủ ký hiệu, số văn bản, ngày, tháng, năm, đóng dấu và gửi theo đúng địa chỉ; đồng thời l­ưu giữ hồ sơ và bản gốc.

3. Các vấn đề về chủ tr­ương, chính sách đã đ­ược quyết định trong phiên họp của Uỷ ban nhân dân phường đều phải đ­ược cụ thể hoá bằng các quyết định, thông báo, công văn của Uỷ ban nhân dân. Văn phòng Uỷ ban nhân dân ph­ường hoặc cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực có trách nhiệm dự thảo, ký tắt và trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành.

Điều 18. Soạn thảo và thông qua văn bản của Uỷ ban nhân dân ph­ường

Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định của Uỷ ban nhân dân phư­ờng thực hiện theo quy định luật hiện hành.

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ph­ường phân công và chỉ đạo việc soạn văn bản. Cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực nào thì chủ trì soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực đó, chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản theo quy định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn chỉnh văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Phó chủ tịch phụ trách xem xét, quyết định.

2. Đối với các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ph­ường tổ chức việc lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể có liên quan và của nhân dân tại các khu dân cư­ để chỉnh lý dự thảo.

Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo phải gửi văn bản, bản tổng hợp ý kiến góp ý và các tài liệu có liên quan (nếu có) đến các thành viên Uỷ ban nhân dân chậm nhất là 3 ngày trước ngày họp Uỷ ban nhân dân.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành Quyết định, Chỉ thị sau khi được Uỷ ban nhân dân quyết định thông qua.

4. Trong trường hợp đột xuất khẩn cấp, Chủ tịch uỷ ban nhân dân chỉ đạo việc soạn thảo, ký ban hành quyết định, Chỉ thị theo quy định tại Điều 48 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Điều 19. Xử lý hồ sơ trình giải quyết công việc

1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phư­ờng xem xét, giải quyết công việc chủ yếu dựa trên hồ sơ về đề án, văn bản của cơ quan trình và ý kiến thẩm tra của Văn phòng.

Đối với công việc có nội dung không phức tạp kể từ khi nhận đ­ược hồ sơ trình, chậm nhất 02 ngày làm việc Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND ph­ường cho ý kiến giải quyết hoặc ký ban hành. Đối với vấn đề có nội dung phức tạp, cần thiết phải đư­a ra họp thảo luận, hoặc phải trình UBND phư­ờng xem xét, quyết định.

2. Khi đề án, văn bản trình đã đ­ược Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phư­ờng cho ý kiến giải quyết, Văn phòng phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh đề án, văn bản, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch ph­ường ký, ban hành.

Điều 20. Thẩm quyền ký văn bản

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường ký các văn bản trình Uỷ ban nhân dân thành phố và Hội đồng nhân dân phường; các Quyết định của Uỷ ban nhân dân phường, các văn bản thuộc thẩm quyền cá nhân quy định tại Điều 36, 64 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ph­ường trực tiếp xem xét, ký duyệt các loại văn bản sau đây:

a. Ký thay mặt UBND phư­ờng đối với các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định thuộc thẩm quyền của UBND ph­ường;

b. Các văn bản trình gửi, báo cáo cơ quan cấp trên; các cơ quan liên quan; Đảng ủy, Hội đồng nhân dân phư­ờng;

c. Các quyết định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND ph­ường: các báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 01 năm và các báo cáo chuyên đề công việc quan trọng; chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng, 01 năm và theo chuyên đề công việc; các kế hoạch; dự án; đề án thuộc thẩm quyền của UBND phư­ờng;

d. Các văn bản quyết định những vấn đề về chủ tr­ương, biện pháp lớn, quan trọng hoặc có tính nguyên tắc mà ch­ưa có văn bản quy định. Những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề nhạy cảm, đột xuất xảy ra gây tác động, ảnh h­ưởng đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao trên địa bàn phường;

đ. Các văn bản quyết định, chỉ đạo, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực Chủ tịch UBND ph­ường trực tiếp phụ trách;

e. Các văn bản quan trọng khác.

Khi Chủ tịch vắng mặt, Chủ tịch uỷ quyền cho Phó Chủ tịch ký thay. Phó Chủ tịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch biết về văn bản đã ký thay.

2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ph­ường ký thay Chủ tịch UBND phư­ờng các văn bản trong phạm vi giải quyết công việc, bao gồm:

a. Các văn bản để chỉ đạo, hư­ớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc UBND ph­ường, các Khu dân cư­ trong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đ­ược giao;

b. Các văn bản khác đ­ược Chủ tịch UBND ph­ường ủy quyền.

Các văn bản trên đư­ợc phát hành và gửi Chủ tịch UBND phư­ờng để báo cáo.

Điều 21. Phát hành, công bố văn bản

1. Văn phòng chịu trách nhiệm phát hành, gửi các văn bản của UBND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký, đảm bảo đúng địa chỉ, đúng thủ tục.

Các công chức chuyên môn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra các văn bản đã tham mưu cho UBND phường, lãnh đạo UBND phường được phát hành cho đến khi có kết quả cuối cùng.

Các văn bản của UBND phường được gửi tới Đảng ủy, HĐND phường theo quy định.

2. Các văn bản của UBND phường, Chủ tịch UBND phường ban hành có liên quan trực tiếp đến giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của công dân phải được thông báo hoặc niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường.

3. Văn phòng có trách nhiệm quản lý, cập nhật, lưu trữ, khai thác văn bản phát hành, văn bản đến theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ và Quy chế làm việc của UBND phường.

CHƯƠNG VII:

CHẾ ĐỘ ĐI CÔNG TÁC, THAM QUAN VÀ VĂN HÓA CÔNG SỞ

Điều 22. Chế độ đi công tác, thăm quan, học tập

1. Chủ tịch, Phó Chủ tich, Ủy viên UBND phường đi công tác trong nước theo yêu cầu công việc của UBND phường hoặc yêu cầu công tác của cơ quan quản lý cấp trên.

Không bố trí 100% lãnh đạo cơ quan tham gia đoàn công tác, học tập kinh nghiệm, hội thảo, tham quan, du lịch ở trong nước.

Không bố trí tất cả cán bộ, công chức, nhân viên của cơ quan đi tham quan, du lịch. Cần bố trí số lượng cán bộ, công chức, nhân viên phù hợp để duy trì các hoạt động bình thường của cơ quan trong thời gian có đoàn đi thăm quan, du lịch.

2. Các công chức chuyên môn của phường khi đi tham quan, du lịch, học tập kinh nghiệm trong thực hiện công việc cá nhân ở trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh vào ngày làm việc phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường đồng ý và thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo với Thường trực Đảng ủy, được Thường trực Đảng ủy đồng ý.

Trường hợp thực hiện các công việc cá nhân ở trong nước từ 3 ngày trở lên vào thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định phải có báo cáo gửi Chủ tịch UBND phường, Thường trực Đảng ủy trước 03 ngày để nắm bắt (trừ các trường hợp đột xuất).

Trường hợp đi từ 02 ngày trở xuống vào thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, ngãy nghỉ, Tết thì thực hiện chế độ báo cáo Chủ tịch UBND phường (Qua điện thoại).

Điều 23. Văn hóa công sở và giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan

Cán bộ, công chức, người lao động phường thực hiện nguyên tắc và phương châm thực hiện đúng giờ giấc làm việc, trang phục gọn gàng, lịch sự. Trong giờ làm việc phải đeo thẻ công chức, thực hiện nghiêm kỷ luật lao động. Các công chức chuyên môn thường trực để giải quyết công việc theo chức trách nhiệm vụ chuyên môn. Trường hợp đột xuất, giải quyết công việc phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch UBND phường; đồng thời thông báo cho Văn phòng biết để trả lời khi có cá nhân, tổ chức đến làm việc.

Giao tiếp và ứng xử Cán bộ, công chức, người lao động khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật. Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, người lao động phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, người lao động không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, người lao động phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.

Yêu cầu các cán, bộ, công chức, người lao động chấp hành nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (không được uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ, không được điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc nơi thở có nồng độ cồn).

Cán bộ, công chức, người lao động thực hiện nghiêm các nội dung của văn hóa công vụ ban hành kèm theo Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 24. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo. Phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc phường trong việc tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Ủy ban nhân dân phường phối hợp với các đoàn thể có liên quan, chỉ đạo cán bộ, công chức tổ chức việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; không đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Những thủ tục hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc vượt quá thẩm quyền, phải hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ để công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.

3. Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, chuyển kịp thời đến bộ phận, cơ quan có trách nhiệm giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

4. Trưởng khu cư có trách nhiệm nắm vững tình hình an ninh trật tự, những thắc mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chủ động giải quyết hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân kịp thời giải quyết, không để tồn đọng kéo dài.

Tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định tại Luật Tiếp công dân và các quy định của pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG VIII:

CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 25. Trách nhiệm của UBND, Lãnh đạo UBND phường

1. Chỉ đạo Văn phòng phối hợp với các công chức chuyên môn thực hiện chế độ báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh trên địa bàn và các công việc chỉ đạo, điều hành chủ yếu của UBND phường với UBND thành phố; Thường trực Đảng ủy, Đảng ủy phường, các cơ quan quản lý cấp trên theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu;

2. Báo cáo Đảng ủy tình hình hoạt động của UBND phường. Chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của UBND phường cần báo cáo xin ý kiến Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy.

3. Báo cáo HĐND thành phố: xây dựng, trình HĐND phường quyết định các nội dung theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết HĐND tại các kỳ họp.

Điều 26. Trách nhiệm của Văn phòng, các công chức chuyên môn

1. Trách nhiệm của Văn phòng:

a)Tổng hợp thông tin để phục vụ có hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND phường và các thành viên khác của UBND phường, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các phiên họp UBND phường, gửi tài liệu, mời họp qua mạng máy tính.

b)Báo cáo tổng hợp về sự chỉ đạo điều hành của UBND phường định kỳ tháng, 6 tháng, 1 năm; các báo cáo khác theo yêu cầu của Chủ tịch UBND phường.

c)Chuẩn bị báo cáo, phối hợp, trao đổi thông tin với Văn phòng Đảng ủy phường.

d)Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác thông tin khác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND phường.

2. Trách nhiệm của công chức chuyên môn:

a)Định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND phường về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội phường (tháng, quý, 06 tháng, năm) qua Văn phòng.

b)Chuẩn bị các báo cáo của UBND phường trình cơ quan cấp trên theo sự phân công của Chủ tịch UBND phường.

c)Các báo cáo chuyên đề, đột xuất khác theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND phường.

d)Thực hiện báo cáo chuyên môn với cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên.

Điều 27. Nhiệm vụ thông tin, truyền thông

1. Chủ tịch UBND, các công chức chuyên môn của phường có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua các báo cáo trước HĐND phường, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND phường, kiến nghị của cử tri và ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đại chúng theo quy định; cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh, thành phố và các đơn vị truyền thông khác.

2. Việc phát ngôn, cung cấp số liệu, tình hình hoạt động của các ngành cho các cơ quan khác ngoài phạm vi chế độ báo cáo nghiệp vụ theo quy định phải được sự đồng ý của Lãnh đạo UBND phường phụ trách. Khi Lãnh đạo UBND phường tham gia ý kiến với tỉnh, thành phố về công tác quy hoạch, công tác quản lý đất đai, giá đất trên địa bàn phải báo cáo và được sự đồng ý của Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy phường về những nội dung tham gia ý kiến theo thẩm quyền, đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả nội dung cuộc họp đó với Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy trong kỳ họp gần nhất.

CHƯƠNG IX:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Quy chế này đã đư­ợc tập thể lãnh đạo UBND thông qua và công chức, người lao động thảo luận nhất trí tổ chức thực hiện.

Điều 29.Văn phòng HĐND & UBND phường có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Quy chế này ở các ngành, các Khu dân cư trên địa bàn, kịp thời đề xuất UBND phường xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh Quy chế làm việc của UBND phường cho phù hợp với Quy định của Pháp luật.

Uỷ ban nhân dân và Hội đồng thi đua khen thưởng phường xem xét việc thực hiện Quy chế này như một tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm đối với cán bộ, công chức chuyên môn, các Khu dân cư trên địa bàn phường.

   

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG CẨM THƯỢNG-TP HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban Biên tập: Đinh Văn Thế

Địa chỉ: số 48 phố Tự Đông, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương

Điện thoại: ......

Email: ......

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0